Các đơn vị đo lường cơ bản trong máy tính bạn nên biết

5/5 - (4 bình chọn)

Tất cả các thông tin, dữ liệu trên máy tính đều sở hữu một dung lượng riêng. Nhưng ít ai biết đến sự tồn tại của nó và thường lưu chúng vào ổ C. Khi ổ C đã chứa quá nhiều thì nó sẽ vận hành không còn trơn tru. Bài viết sau giúp bạn hiểu hơn về các đơn vị cơ bản trong máy tính.

Đơn vị đo lường cơ bản trong máy tính là gì?

Bit (Binary Digit) là đơn vị cơ bản dùng để đo lượng thông tin trong máy tính. Có công dụng tính dung lượng của bộ nhớ như ổ cứng, USB, thẻ nhớ, RAM… Bit là thuật ngữ dùng để chỉ phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính có thể lưu trữ một trong hai trạng thái thông tin là 0 hoặc 1 (trạng thái bật hoặc tắt của bóng bán dẫn trong máy tính)

Thông thường trên máy tính sử dụng các đơn vị đo lường là: Byte, Kilobyte, Megabyte, Gigabyte, Terabyte. Các đơn vị còn lại thì ít khi sử dụng hoặc không sử dụng vì nó quá lớn hoặc quá nhỏ.

Đơn vị đo lường cơ bản trong máy tính là gì
Đơn vị đo lường cơ bản trong máy tính là gì

Những thuật ngữ như Megabyte (MB), Gigabyte (GB), Terabyte (TB),… thường được sử dụng trong lĩnh vực máy tính để mô tả không gian ổ đĩa, không gian lưu trữ dữ liệu và bộ nhớ hệ thống. Chúng ta thường mô tả không gian ổ đĩa cứng sử dụng thuật ngữ MB, nhưng hiện tại, GB và TB mới là những thuật ngữ được dùng nhiều nhất khi nói về dung lượng ổ đĩa cứng. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, trong ngành cũng có rất định nghĩa khác nhau về chúng.

  • Theo từ điển máy tính IBM để mô tả khả năng lưu trữ của ổ đĩa thì 1MB là 1.000.000 byte trong ký hiệu thập phân. Nhưng khi dùng MB cho lưu trữ thực, lưu trữ ảo và dung lượng kênh thì 2^20 hay 1.048.576 byte mới là con số đo lường chính xác.
  • Theo từ điển máy tính của shopping mode Microsoft, 1MB tương đương với 1.000.000 byte hoặc 1.048.576 byte.
  • Theo từ điển của The New Hacker, dựa trên lập luận rằng các byte nên được tính với số mũ của 2 thì nhận định 1MB luôn là 1.048.576 byte.

Các nhà sản xuất ổ cứng sử dụng tiêu chuẩn 1 MB = 1.000.000 byte khi đề cập đến một MB cho lưu trữ ổ đĩa (disk storage). Nó có nghĩa là khi bạn mua một ổ cứng 250GB, bạn sẽ có tổng cộng dung lượng lưu trữ là 250.000.000.000 byte. Tuy nhiên con số này rất dễ nhầm lẫn vì Windows sử dụng chuẩn 1.048.576 byte, do đó, bạn sẽ thấy rằng 250GB ổ cứng chỉ mang lại 232 GB dung lượng lưu trữ sẵn có hay một ổ 750GB sẽ chỉ có 698 GB lưu trữ sẵn có và 1 ổ 1TB chỉ có 931 GB.

Xem thêm: Ai mới thực sự là người phát minh ra máy tính cá nhân?

Dung lượng ảo, bộ vi xử lý 

Bạn tham khảo qua dung lượng sau:

  • 1 Bit = Binary Digit
  • 8 Bits = 1 Byte
  • 1024B (Bytes) = 1KB (Kilobyte)
  • 1024KB (Kilobytes) = 1MB ( Megabyte)
  • 1024MB (Megabytes) = 1GB (Gigabyte)
  • 1024GB (Gigabytes) = 1TB (Terabyte)
  • 1024 TB (Terabytes) = 1PB (Petabyte)
  • 1024 PB (Petabytes) = 1EB (Exabyte)
  • 1024EB (Exabytes) = 1ZB (Zettabyte)
  • 1024ZB (Zettabytes) = 1YB (Yottabyte)
  • 1024 YB (Yottabytes) = 1BB (Brontobyte)
  • 1024BB (Brontobytes) = 1GeB (Geopbyte)

Dung lượng ổ đĩa 

  • 1 Bit = Binary Digit
  • 8 Bits = 1 Byte
  • 1000B (Bytes) = 1KB (Kilobyte)
  • 1000KB (Kilobytes) = 1MB (Megabyte)
  • 1000MB (Megabytes) = 1GB (Gigabyte)
  • 1000GB (Gigabytes) = 1TB (Terabyte)
  • 1000TB (Terabytes) = 1PB (Petabyte)
  • 1000PB (Petabytes) = 1EB (Exabyte)
  • 1000EB (Exabytes) = 1ZB (Zettabyte)
  • 1000ZB (Zettabytes) = 1YB (Yottabyte)
  • 1000YB (Yottabytes) = 1BB (Brontobyte)
  • 1000BB (Brontobytes) = 1GeB (Geopbyte)

Các đơn vị đo lường cơ bản trong máy tính

Bit

Bit là đơn vị nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính, chỉ có thể lưu trữ hai giá trị Có hoặc Không. Giá trị này thường được biểu thị bằng một giá trị nhị phân duy nhất, thường là 0 hoặc 1, hoặc bằng các cặp từ đối nghịch như có/không, bật/tắt, đúng/sai. Bộ nhớ lưu trữ các bit thông qua các tụ điện chứa điện tích, giá trị của bit được xác định bởi lượng điện tích trong từng tụ điện đó.

Máy tính xử lý và lưu trữ dữ liệu theo byte, một byte là một chuỗi 8 bit được coi là một đơn vị. Tham chiếu đến bộ nhớ của máy tính luôn ở dạng byte. Ví dụ, 1 terabyte (TB) dữ liệu tương đương với 1.000.000 megabyte (MB), tức là 1MB bằng 1 triệu byte hoặc 8 triệu bit. Do đó, một thiết bị có thể lưu trữ 1TB dữ liệu sẽ có khả năng lưu trữ lên đến 8 nghìn tỷ bit.

Mỗi bit trong một byte được gán một giá trị vị trí, xác định ý nghĩa của toàn bộ byte dựa trên các bit riêng lẻ. Các giá trị vị trí của một byte được sử dụng để xác định ký tự được liên kết với byte đó. Nói cách khác, giá trị byte cho biết ý nghĩa của dữ liệu được lưu trữ trong byte đó.

Mỗi bit được gán giá trị vị trí theo thứ tự từ phải sang trái, bắt đầu bằng 1 và tăng dần bằng cách nhân đôi giá trị vị trí cho mỗi bit. Bảng giá trị vị trí này mô tả cách thức xác định giá trị của từng bit trong byte.

Vị trí bit (phải sang trái)Giá trị vị trí
Bit 11
Bit 22
Bit 34
Bit 48
Bit 516
Bit 632
Bit 764
Bit 8128

Các giá trị vị trí được sử dụng để xác định tổng thể ý nghĩa của một byte, phụ thuộc vào giá trị của từng bit. Các giá trị vị trí liên kết với mỗi bit được cộng lại để tính toán giá trị byte tương ứng với một ký tự trong bộ ký tự áp dụng. Một byte đơn có thể hỗ trợ tối đa 256 ký tự, bắt đầu từ byte 00000000 và kết thúc bằng byte 11111111. Các tổ hợp khác nhau của các mẫu bit trong byte tạo ra phạm vi từ 0 đến 255, cho phép mỗi byte hỗ trợ tối đa 256 mẫu bit.

Bit
Bit

Byte

Theo dung lượng ổ cứng thì 1 Byte tương đương với 8 Bit. 1 Byte có thể thể hiện 256 trạng thái của thông tin, cho ví dụ như số hoặc số kết hợp với chữ.

  • 1 Byte chỉ có thể biểu diễn một ký tự.
  • 10 Byte có thể tương đương với một từ.
  • 100 Byte có thể tương đương với một câu có độ dài trung bình.

Kilobyte

Theo tính toán qua dung lượng, 1 Kilobyte xấp xỉ 1.000 Byte. Tuy nhiên, theo định nghĩa 1 Kilobyte tương đương 1024 Byte.

  • 1 Kilobyte tương đương với 1 đoạn văn ngắn
  • 100 Kilobyte tương đương với 1 trang A4.

Xem thêm: Phân biệt internet và mạng máy tính chi tiết nhất

Megabyte

1 Megabyte xấp xỉ 1.000 Kilobyte. 1 Megabyte được xem là một lượng dữ liệu vô cùng lớn khi máy tính mới ra đời. Ngày nay, trên một máy tính có chứa một ổ đĩa cứng có dung lượng 500 Gigabyte là điều bình thường thì một Megabyte không ảnh hưởng và không ý nghĩa đến máy tính.

Một đĩa mềm có kích thước 3-1/2 inch trước đây có thể lưu giữ 1,44 Megabyte hay gần bằng với một quyển sách nhỏ.

  • 100 Megabyte có thể lưu giữ một vài quyển sách Encyclopedias (Bách khoa toàn thư).
  • 1 ổ đĩa CD-ROM có dung lượng 600 Megabytes.
Megabyte
Megabyte

Gigabyte

1 Gigabyte xấp xỉ 1.000 Megabyte.1 Gigabyte là một thuật ngữ được sử dụng  khá phổ biến hiện nay khi đề cập đến không gian đĩa hay ổ lưu trữ. 1 Gigabyte là một lượng dữ liệu lớn gần bằng gấp đôi lượng dữ liệu mà một đĩa CD-ROM có thể lưu trữ. Tuy nhiên, 1 Gigabyte chỉ bằng khoảng 1.000 lần dung lượng của một đĩa mềm 3-1/2 inch.

  • 1 Gigabyte có thể lưu trữ được nội dung số lượng sách có độ dài khoảng gần 10 mét khi xếp trên giá.
  • 100 Gigabyte có thể lưu trữ nội dung số lượng sách của cả một tầng thư viện.

Terabyte

1 Terabyte xấp xỉ một nghìn tỷ byte hay 1.000 Gigabyte. Đơn vị này chứa dung lượng  rất lớn nên hiện nay không phải là một thuật ngữ phổ thông. 1 Terabyte có thể lưu trữ khoảng 3,6 triệu bức ảnh có kích thước 300 Kilobyte hoặc video có thời lượng khoảng khoảng 300 giờ chất lượng tốt.

  • 1 Terabyte có thể lưu trữ 1.000 bản copy của cuốn sách Bách khoa toàn thư Britannica.
  • 10 Terabyte có thể lưu trữ được cả một thư viện. Đó là một lượng lớn dữ liệu.

Petabyte

1 Petabyte xấp xỉ 1.000 Terabyte hoặc một triệu Gigabyte. Với một đơn vị đo lường có dung lượng lớn như vậy sẽ rất khó để bạn có thể hình dung được lượng dữ liệu mà một Petabyte có thể lưu trữ. Bạn có thể hình dung như sau:

  • 1 Petabyte có thể lưu trữ khoảng 20 triệu tủ đựng hồ sơ loại 4 cánh chứa đầy văn bản.
  • Nó có thể lưu trữ 500 tỷ trang văn bản in kích thước chuẩn. Với lượng dữ liệu này sẽ cần phải có khoảng 500 triệu đĩa mềm để lưu trữ.

Exabyte

1 Exabyte xấp xỉ 1000 Petabyte. Hay nói cách khác, 1 Petabyte xấp xỉ 10 mũ 18 byte hay 1 tỉ Gigabyte. Người ta thường so sánh 5 Extabyte chứa được một lượng từ tương đương với tất cả vốn từ của toàn nhân loại.

Zettabyte

1 Zettabyte xấp xỉ 1.000 Extabyte. 1 Zettabyte nhưng để dùng nó thì sẽ cần phải sử dụng đến rất nhiều chữ số 1 và chữ số 0.

Yottabyte

1 Zottabyte xấp xỉ 1.000 Zettabyte.

Xem thêm: Cách nhận biết máy tính chạy windows bit cực nhanh

Brontobyte

1 Brontobyte xấp xỉ 1.000 Zottabyte. Bạn có thể hiểu kích thước của 1 Brontobyte là có 27 chữ số 0 đứng sau chữ số 1. Và đây là một con số rất khủng khiếp.

Brontobyte
Brontobyte

Geopbyte

1 Geopbyte xấp xỉ 1.000 Brontobyte. 1 Geopbyte tương đương với 152.676.504.600.228.322.940.124.967.031.205.376 byte. Với dòng số ngày chắc bạn đã biết được dung lượng mà nó có thể lưu trữ có thể xem là vô hạn.

Đơn vị đo lường tốc độ đọc/ghi

Tương tự đơn vị đo lường dung lượng, đơn vị đo tốc độ cũng tính theo bội số của 1024 và đo lượng thông tin nhận được trong một giây. Có hai cách ghi như sau:

  • Dùng ký tự “/” thường được áp dụng đối với các nước theo chuẩn iso ví dụ MB/s.
  • Dùng ký tự “p” tức là “per” trong tiếng anh ví dụ MBps (MegaByte per second)

Ví dụ, 1 SSD có tốc độ 500 MB/s (hoặc 500 MBps) có khả năng đọc 500 MegaByte dữ liệu mỗi giây, trong khi tốc độ internet là 100 Mb/s (hoặc 100 Mbps) có khả năng truyền 100 Megabit dữ liệu mỗi giây. Đơn vị đo lường tốc độ đọc/ghi cũng được sử dụng tương tự như đơn vị đo lường tốc độ mạng.

Đơn vị đo lường tốc độ đọc/ghi
Đơn vị đo lường tốc độ đọc/ghi

Đơn vị đo lường tần số

Đơn vị đo lường tần số được sử dụng là hertz  (Hz)
Các bội số của Hz là KHz, MHz, GHz:

1 Hz = 0.001 kHz (Kilohertz)
1 Hz = 0,000001 MHz (Megahertz)
1 Hz = 0,000000001 GHz (Gigahertz)

Đơn vị đo lường tần số được sử dụng cho tốc độ quét màn hình. CPU, GPU

Tần số quét màn hình

Tần số quét là số lần màn hình được cập nhật trong một giây, được đo bằng đơn vị Hz (Hertz). Đây là thông số đo khung hình trên một giây, tuy nhiên nhiều người lẫn lộn với tốc độ khung hình (FPS). Trong khi tốc độ khung hình phụ thuộc vào nội dung hiển thị, tần số quét là một thuộc tính của phần cứng màn hình và xác định số lần cập nhật màn hình trong một giây.

Màn hình với tần số 60 Hz có khả năng xử lý 60 khung hình trong một giây. Các tần số phổ biến được sử dụng cho màn hình máy tính hiện nay là 60 Hz, 120 Hz và 144 Hz.

Tần số CPU

Tần số CPU, hay tốc độ xung nhịp CPU, được đo bằng đơn vị GHz (gigahertz), biểu thị số lượng chu kỳ xử lý mà CPU có thể thực hiện trong một giây.

Ví dụ, một CPU với tốc độ xung nhịp là 3.4 GHz có thể thực hiện 3.400.000.000 chu kỳ xử lý mỗi giây.

Đơn vị đo lường tốc độ quay ổ cứng

Để đánh giá tốc độ của ổ cứng HDD, ta sử dụng đơn vị đo RPM (revolutions per minute) để biểu thị số vòng quay mỗi phút. Hiện nay, tốc độ quay của ổ cứng HDD thường là 5400 RPM hoặc 7200 RPM, với tốc độ quay càng nhanh thì ổ cứng hoạt động càng nhanh. Ngoài ra, để đánh giá khả năng xử lý của ổ cứng, ta sử dụng các thế hệ SATA như SATA 1, SATA 2 (tốc độ đọc/ghi 200 MB/s) và SATA 3 (tốc độ đọc/ghi 6 Gbps).

Ổ cứng SSD có cấu trúc khác với HDD, không chứa bất kỳ ổ đĩa xoay vật lý nào bên trong. Thông tin được lưu trữ trong vi mạch, do đó không sử dụng đơn vị đo RPM mà sử dụng đơn vị đo tốc độ đọc/ghi đã được đề cập trước đó.

Tại sao cần biết các đơn vị đo lường cơ bản trong máy tính?

Lưu trữ dữ liệu

Nắm rõ đơn vị đo lường dung lượng là điều quan trọng để tính toán dung lượng lưu trữ cần sử dụng.

Ví dụ: Nếu sử dụng điện thoại để quay video với độ phân giải 1080p Full HD ở 60 fps, thì trong 1 phút video sẽ chiếm khoảng 200MB dung lượng. Nếu quay video 4K thì dung lượng sẽ gấp đôi.

Giả sử nếu điện thoại của bạn có dung lượng 10GB (16GB trừ đi 6GB hệ điều hành), thì bạn có thể quay video Full HD tối đa trong khoảng 50 phút và quay video 4K chỉ được khoảng 25 phút.

Việc nắm rõ các đơn vị đo lường dung lượng là rất quan trọng để chuẩn bị đủ dung lượng lưu trữ khi quay video trong thời gian dài.

Truyền tải dữ liệu internet

Nắm vững các đơn vị đo lường dữ liệu sẽ giúp bạn hiểu được các loại mạng phổ biến hiện nay một cách dễ dàng, mà không cần phải trở thành một chuyên gia CNTT.

Nếu bạn đăng ký gói Internet tốc độ 80Mbps, bạn có thể tải một bộ phim 4K dung lượng khoảng 5GB trong khoảng 9 phút – một tốc độ rất nhanh. Nếu bạn hiểu các đơn vị đo lường dữ liệu, bạn có thể tính toán dễ dàng.

Ví dụ, dung lượng 5GB tương đương 5120MB, và tốc độ 80Mbps tương đương 10MBps. Do đó, thời gian tải xuống sẽ là 8,53 phút. Tuy nhiên, con số này chỉ là ước tính vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như địa điểm đặt server, tốc độ cam kết của nhà cung cấp dịch vụ Internet và giới hạn tốc độ download của server.

Mọi thắc mắc hãy để lại dưới bình luận để được Công Nghệ Số hỗ trợ ngay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *