Ngày nay, công nghệ số đang cực kì phát triển. Nó dường như trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của các doanh nghiệp, công ty hay cá nhân mỗi người. Tuy nhiên hệ thống mạng sẽ luôn tồn tại những khía cạnh đe doạ mối nguy hiểm. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về kiến thức bảo mật mạng máy tính nhé!
Contents
Bảo mật mạng máy tính là gì?
Bảo mật máy tính là tập hợp các hình thức, công cụ, chương trình được doanh nghiệp sử dụng vào mục định bảo vệ riêng tư và an toàn những thông tin. Việc bảo mật sẽ giúp bạn hạn chế khả năng truy cập, sửa đổi và đánh cấp dữ liệu từ những cá nhân và tổ chức khác.
Tại sao phải bảo mật mạng máy tính?
Việc bảo mật máy tính là một vấn đề mà các doanh nghiệp được đề cao và cực kỳ chú trọng bởi:
- Các doanh nghiệp thường có các dữ liệu rất quan trọng và việc đánh cắp hoặc virus là khả năng rất cao. Vì vậy, khi bảo mật mạng máy tính sẽ giúp tránh việc dữ liệu thất thoát hay các vấn đề khác của máy tính khiến doanh nghiệp tổn thất về mặt kinh tế. Thiệt hại tài chính sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp phải gánh chịu những khoản phí bồi thường cho khách hàng, …
- Tránh việc gặp phải tin tặc, gây ra công việc của công ty bị nhiễu và có thể dẫn đến mạng lưới website bị hacker tấn công.
- Có thể phát hiện và ngăn chặn tạm thời những hành vi xấu từ những kẻ có ý đồ xấu với dữ liệu và tài nguyên của doanh nghiệp.
- Bảo mật cao thông tin cá nhân của khách hàng bị rò rỉ ra bên ngoài. Từ đó, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh công ty.
Cách thức để bảo mật mạng máy tính cho doanh nghiệp
Dưới đây là tổng hợp một số cách thức mà doanh nghiệp thường áp dụng để bảo mật mạng:
Kiểm soát truy cập
Đây là cách mà hầu hết doanh nghiệp sử dụng để kiểm soát truy cập hạn chế các đối tượng truy cập vào các dữ liệu quan trọng của công ty. Các doanh nghiệp sẽ kiểm tra thông tin người truy cập bằng các phương pháp như đăng nhập tài khoản với mật khẩu được cung cấp, nhận diện gương mặt hoặc vân tay,…
Phân đoạn mạng
Với phương thức này sẽ giúp bạn xác định ranh giới giữa các tài sản trong nhóm chức năng, rủi ro hoặc các vai trò chung của tổ chức. Các mối đe dọa tiềm ẩn bên ngoài sẽ được hệ thống ngăn chặn để đảm bảo dữ liệu bảo mật tổ chức vẫn luôn trong vòng an toàn.
Tường lửa (Firewall)
Nói đến tường lửa thì chắc hẳn không ai xa lạ bởi với chiếc máy tính nào của doanh nghiệp cũng đều được cài công cụ này. Đây là công cụ giúp cho các doanh nghiệp chống xâm nhập của người ngoài tổ chức, tạo ra rào chắn giữa mạng nội bộ và cách mạng khác. Hơn nữa, với tường lửa còn giúp bạn theo dõi, quản lý lưu lượng và ngăn chặn ngay khi thấy đều bất thường.
Xem thêm: Ai mới thực sự là người phát minh ra máy tính cá nhân?
Hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS)
Với hệ thống này sẽ giúp bạn phát hiện xâm nhập của những điều bất thường. IDS sở hữu khả năng theo dõi, phân tích và đánh giá những hoạt động diễn ra trên các trang mạng. Sau khi phát hiện hành vi khả nghi sẽ ngay lập tức truyền tín hiệu thông báo đến người quản trị hệ thống doanh nghiệp.
VPN (virtual private network)
Đây là trang mạng riêng ảo dùng để kết nối đến các máy tính một cách an toàn và bảo mặt tới hệ thống mạng của doanh nghiệp qua internet.
Bảo mật mạng đám mây (Cloud)
Đối với các ứng dụng và khối lượng công việc, một trung tâm dữ liệu cục bộ dường như không còn là nơi lưu trữ duy nhất. Điều này đòi hỏi trung tâm dữ liệu hiện đại đòi hỏi sự linh hoạt và đổi mới cao hơn. Vì vậy mà các dữ liệu được di chuyển đến mạng đám mây. Các giải pháp mạng được xác định bằng phần mềm SDN và mạng diện rộng SD-WAN. Với những phần mềm này sẽ cho phép các giải pháp bảo mật mạng,. Việc triển khai tường lửa một cách riêng tư và được lưu trữ trên hệ thống đám mây.
Giám sát và phân tích mã độc
Với phương thức này sẽ giúp bạn loại bỏ các mã độc đang hiện hữu trên hệ thống hoặc các mã độc được gửi đến doanh nghiệp thông qua các thư rác. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể cô lập và ngăn chặn những liên kết có chứa mã độc xâm hại đến hệ thống doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, ngoài các máy tính nội bộ của doanh nghiệp thì đối với máy tính cá nhân của bạn cũng nên thiết lập để tránh những tình trạng đột nhập từ bên ngoài gây ra. Từ đó, có thể tránh được những tổn thất không đáng có cho bạn.
Xem thêm: Các đơn vị đo lường cơ bản trong máy tính bạn nên biết
Hy vọng qua bài viết trên của Công Nghệ Số sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về kiến thức bảo mật mạng máy tính. Nếu còn có thắc mắc nào khác, bạn có thể để lại phản hồi dưới bình luận để được tư vấn.