Hướng dẫn vào Bios trên các dòng máy tính khác nhau

Rate this post

Bios là bộ phận chứa các lệnh được lưu trữ trên một chip Firmware của mainboard giúp kiểm soát các tính năng cơ bản trên máy tính. Làm thế nào để vào Bios trên các dòng máy tính khác nhau? Cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé!

Bios là gì?

Bios là viết tắt “Basic Input/Output System” (hệ thống đầu vào/ đầu ra cơ bản). Phần mềm này giúp kiểm tra phần cứng máy tính của bạn có đủ đáp ứng các yêu cầu của hệ điều hành hay không.

Bios là nơi chứa nhiều nhóm lệnh được lưu trữ trên một chip firmware của bo mạch chủ máy tính hoặc laptop. Nhiệm vụ của bios bao gồm:

  • Tùy chỉnh thứ tự ổ cứng, ổ đĩa, usb khi khởi động lại hệ điều hành.
  • Kiểm tra và chạy driver của các thiết bị ngoại vi như bàn phím, USB, chuột,…
  • Theo dõi nhiệt độ máy tính, tốc độ của quạt, khóa máy.

Bios được ví như một cái chuông đánh thức các linh kiện, thiết bị và sau đó chuyển lại sự kiểm soát cho hệ điều hành thực hiện nhiệm vụ tiếp theo.

Các phím truy cập Bios phổ biến nhất cho máy tính hiện nay F1, F2, F10, F12, DEL hoặc ESC.

Bios là gì
Bios là gì

Hướng dẫn vào bios trên các dòng máy tính khác nhau 

Danh sách phím truy cập Bios theo mainboard

  • Mainboard Abit – Bấm phím DEL để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard Acer – Bấm phím F2 hoặc DEL để vào BIOS Setup Utility. Với máy tính cũ, bạn có thể nhấn F1 hoặc Ctrl + Alt + Esc
  • Mainboard ACube Systems – Bấm phím F2 hoặc DEL để vào BIOS Setup Utility
  • Mainboard AMAX – Bấm phím F2 hoặc DEL để vào BIOS Setup Utility
  • Mainboard AOpen – Bấm phím F2 hoặc DEL để vào BIOS Setup Utility
  • Mainboard ASRock – Bấm phím F2 để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard ASUS – Bấm phím DEL, Print hoặc F10 để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard Biostar – Bấm phím DEL để vào BIOS Setup Utility
  • Mainboard BFG – Nhấn DEL để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard Chassis Plans – Bấm phím F2 hoặc DEL để vào BIOS Setup Utility
  • Mainboard FREESCALE – Nhấn DEL để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard DFI – Nhấn DEL để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard ECS Elitegroup – Bấm phím DEL hoặc F1 để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard EPoX – Bấm phím F2 hoặc DEL để vào BIOS Setup Utility
  • Mainboard EVGA – Bấm phím Del để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard First International Computer – Bấm phím F2 hoặc DEL để vào BIOS Setup Utility
  • Mainboard Fujitsu – Bấm phím F12 (hoặc F11) để vào Boot Menu sau đó nhấn nút Tab để chuyển sang Application Menu rồi chọn BIOS Setup
  • Mainboard Foxconn – Nhấn Del để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard GIGABYTE – Bấm phím Del để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard Gumstix – Bấm phím F2 hoặc DEL để vào BIOS Setup Utility
  • Mainboard Intel – Bấm phím F2 để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard JetWay – Bấm phím DEL để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard Lanner Inc – Bấm phím F2 hoặc DEL để vào BIOS Setup Utility
  • Mainboard Leadtek – Bấm phím F2 hoặc DEL để vào BIOS Setup Utility
  • Mainboard Lite-On – Bấm phím F2 hoặc DEL để vào BIOS Setup Utility
  • Mainboard Mach Speed – Bấm phím DEL để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard MSI (Micro-Star) – Bấm phím DEL để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard NZXT – Bấm phím F2 hoặc DEL để vào BIOS Setup Utility
  • Mainboard PCChips – Bấm phím DEL hoặc F1 để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard PNY – Bấm phím F2 hoặc DEL để vào BIOS Setup Utility
  • Mainboard Powercolor – Bấm phím F2 hoặc DEL để vào BIOS Setup Utility
  • Mainboard SAPPHIRE – Bấm phím DEL để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard Shuttle – Bấm phím Del hoặc Ctrl + Alt + Esc phím để vào tiện ích thiết lập BIOS.
  • Mainboard Simmtronics – Bấm phím F2 hoặc DEL để vào BIOS Setup Utility
  • Mainboard Soyo – Bấm phím DEL để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard Supermicro – Bấm phím DEL để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard TYAN – Bấm phím DEL hoặc F4 để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard VIA – Bấm phím F2 hoặc DEL để vào BIOS Setup Utility
  • Mainboard Vigor Gaming – Bấm phím F2 hoặc DEL để vào BIOS Setup Utility
  • Mainboard XFX – Bấm phím DEL để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard ZOTAC – Bấm phím DEL để vào BIOS Setup Utility
Hướng dẫn vào bios trên các dòng máy tính khác nhau 
Hướng dẫn vào bios trên các dòng máy tính khác nhau

Danh sách phím truy cập Bios theo theo dòng máy

Laptop SONY VAIO

  • Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F2
  • Để vào được Recovery khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F10

Laptop HP – COMPAQ

  • Một số dòng máy của HP thì bạn sẽ phải bấm ESC – nút Escape để vào BIOS.
  • Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F10 hoặc F2, F6 trên một số máy tính
  • Để vào được Recovery khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F11
  • Để vào được BOOT khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F9

Laptop ACER

  • Để vào được BOOT khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F12
  • Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F2 hoặc DEL (F1 hoặc Ctrl + Alt + Esc trên một số máy tính cũ)

Xem thêm: Cách đăng ký tài khoản Instagram trên máy tính đơn giản, chi tiết 

Laptop ASUS

  • Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím ESC. Có một số laptop yêu cầu bạn phải nhấn và giữ F2 sau đó nhấn nút Nguồn, tiếp tục giữ F2 cho tới khi xuất hiện màn hình BIOS
  • Để vào được BOOT khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F2

Laptop LENOVO THINKPAD

  • Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F1 hoặc F2
  • Để vào được Recovery khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím ThinkVantage
  • Để vào được BOOT khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F12

Laptop DELL

  • Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F2
  • Để vào được Recovery khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F8 rồi chọn Repair your Computer
  • Để vào được BOOT khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F12

Laptop Alienware

  • Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F2

Laptop Razer

  • Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F1 hoặc DEL

Xem thêm: Cách chuyển dữ liệu giữa các máy tính qua wifi win 10 chi tiết nhất

Cách sử dụng Menu BIOS hiệu quả

Bước 1: Bật nút nguồn máy tính, hãy nhấn nhanh phím tắt đã hướng dẫn ở trên để truy cập vào Menu BIOS.

Bước 2: Với mỗi dòng máy tính khác nhau thì sẽ có giao diện Bios khác nhau, những máy đời cũ sẽ có giao diện màu xanh. Còn những dòng laptop đời mới thì giao diện sẽ hiện đại hơn.

Bước 3: Giao diện Bios hiện ra, bạn có thể chỉnh 1 số thiết lập như thời gian như hệ thống, thứ tự BOOT, chuyển chế độ ổ cứng IDE sang AHCI để tăng tốc độ ổ cứng, chỉnh chế độ BOOT UEFI hay Legacy,…

Cách sử dụng Menu BIOS hiệu quả
Cách sử dụng Menu BIOS hiệu quả

Mọi thắc mắc về cách vào bios trên các dòng máy tính khác nhau vui lòng để lại phía dưới bình luận để được Công Nghệ Số giải đáp ngay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0963055059