Hầu hết chúng ta đều đã quen thuộc với cách tắt máy tính bằng chuột, cách này khá đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tắt máy tính nhanh bằng bàn phím chỉ với vài thao tác. Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu hơn nhé!
Contents
Lợi ích tuyệt vời khi tắt máy tính nhanh bằng bàn phím
- Giúp người dùng tiết kiệm thời gian, không cần phải đợi để tắt từng chương trình như trước.
- Rất thích hợp cho những ai cần di chuyển và tắt máy tính gấp,…
Xem thêm: Cách kiểm tra cấu hình máy tính Windows nhanh chuẩn xác nhất
Nên tắt máy tính bằng chuột hay bàn phím?
Nếu tắt máy tính bằng chuột thì người dùng chỉ cần thực hiện vài thao tác đơn giản như Di chuyển chuột đến mục Menu Start >> Nhấn chuột trái >> Chọn lệnh Shutdown để tắt máy tính nhanh chóng. Tuy nhiên trong một số trường hợp máy tính bị treo hoặc đơ chuột, để tắt máy tính Windows thì buộc người dùng phải sử dụng nút nguồn hoặc cách tắt máy tính bằng bàn phím.
So với việc tắt máy tính bằng chuột thì các thao tác tắt máy tính nhanh bằng bàn phím sẽ nhanh hơn. Nó thường được áp dụng cho những người đột ngột di chuyển hoặc không có quá nhiều thời gian để tắt máy.
Hướng dẫn cách tắt máy tính nhanh bằng bàn phím
Cách tắt máy tính nhanh bằng bàn phím áp dụng cho nhiều phiên bản windows
Bước 1: Để tắt máy tính nhanh bằng phím tắt, bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím Windows + D để trở về màn hình Desktop (nếu máy tính đang ở màn hình Desktop thì bỏ qua bước này).
Bước 2: Sau đó nhấn giữ tổ hợp phím ALT + F4 và nhấn Enter để xác nhận tắt máy tính.
Lưu ý: Cách này sẽ khiến máy tính bạn giảm thời gian tắt, tuy nhiên bạn cần chắc chắn rằng các công việc đang làm đã được lưu lại cẩn thận.
Cách tắt máy tính nhanh bằng bàn phím trên Windows 7
Nhấn phím Windows trên bàn phím (biểu tượng cửa sổ) > Sau đó nhấn phím mũi tên sang phải và nhấn Enter để tắt máy tính nhanh.
Xem thêm: Cách chiếu màn hình Android lên máy tính đơn giản nhất
Cách tắt máy tính nhanh bằng bàn phím trên Windows 8, 10
Đối với hệ điều hành Windows 8 và Windows 10 thì cách tắt máy tính nhanh bằng bàn phím thao tác sẽ phức tạp hơn so với Windows 7. Cách thực hiện:
Nhấn tổ hợp phím Windows + X, sau đó nhấn liên tục phím U 2 lần. Lúc này máy tính của bạn sẽ tự động tắt với tốc độ nhanh chóng.
Cách sử dụng máy tính siêu bền, tăng tuổi thọ
- Hạn chế bật laptop 24/24
Có nhiều khách hàng có thói quen bật máy cả ngày liên tục từ ngày này qua ngày khác. Điều này có thể làm giảm tuổi thọ của máy. Vì vậy hãy cho máy có thời gian nghỉ ngơi, nếu không cần dùng đến hãy tắt máy để nó được làm mát lại.
- Cắm sạc liên tục không rút ra
PIN máy tính cũng cần được nghỉ ngơi. Việc cắm sạc liên tục khi sử dụng rất tốt nhưng khi không dùng đến hãy tháo dây sạc ra và tắt máy.
- Chú ý đến nhiệt độ của máy
Khi máy hoạt động bị nóng sẽ khiến cho các linh kiện bên trong bị ảnh hưởng, nhất là pin. Vì thế, bạn không nên để máy ở trên gối, chăn, đệm khi sử dụng. Bởi những vật dụng này sẽ làm bít lại phần thông hơi ở chỗ màn hình của máy, khiến máy không thoát được nhiệt và tình trạng nhiệt độ của máy tăng lên sẽ rất nhanh.
Xem thêm: Cách đăng nhập vào máy tính khi quên mật khẩu đơn giản nhất
- Sử dụng túi chống sốc
Với những người thường phải mang máy ra ngoài thì việc sử dụng túi chống sốc là vô cùng cần thiết. Việc va đập khi di chuyển là điều khó tránh khỏi. Vì thế, nếu có túi chống sốc sẽ giúp bạn tránh được những va chạm hay tác động nào đó lên balo.
- Tránh xa môi trường ẩm ướt
Việc sử dụng máy tính trong môi trường ẩm ướt khiến hơi nước thẩm thấu vào laptop thông qua các cổng kết nối. Việc này sẽ làm ảnh hưởng tới các linh kiện của máy nếu tình trạng này diễn ra liên tục. Có thể sẽ khiến phím bị hỏng, lâu ngày có thể ẩm mốc màn hình gây ra các đốm trắng. Thậm chí là máy có thể bị chập nguồn, hỏng main.
- Hệ điều hành
Cập nhật hệ điều hành mới là một điều rất tốt. Việc nâng cấp hệ điều hành sẽ giúp máy được bảo mật và an toàn hơn, sử dụng mượt mà hơn. Tuy nhiên không phải phiên bản mới nào máy bạn cũng có thể cập nhật được.Vì thế, khi nâng cấp hãy lựa chọn những phiên bản tương thích với máy của mình nhé!
Mọi thắc mắc hãy để lại phía dưới bình luận để được Công Nghệ Số hỗ trợ nhé!