Virus máy tính là thuật ngữ không còn xa lạ với nhiều người dùng máy tính. Nó có thể phá hỏng ổ cứng, làm mất dữ liệu, … với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Vậy virus máy tính là gì? Làm thế nào để ngăn chặn chúng. Cùng Top 1 Công Nghệ Số tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Contents
Virus máy tính là gì?
Virus máy tính là thuật ngữ dùng để chỉ những đoạn mã chương trình được thiết kế để xâm nhập vào máy tính. Nhằm mục đích ăn cắp thông tin, loại bỏ dữ liệu, gửi email ẩn danh hay tự động nhân bản để lây lan.
Trước đây, virus được viết ra với mục đích thử nghiệm, nhưng càng về sau thì virus càng trở nên nguy hiểm hơn khi chúng được hướng đến việc đánh cắp thông tin người dùng. Ngoài ra, nó còn khiến cho máy tính bị nhiễm virus gây ra những vấn đề phức tạp.
Hiện tại, Windows là hệ điều hành đang đứng đầu trong danh sách hệ điều hành bị nhiễm virus. Do số lượng người dùng windows chiếm phần lớn nên số lượng virus trên hệ điều hành này cũng từ đó mà tăng lên, theo nhiều kiểu biến thể khác nhau.
Virus máy tính lây qua đường nào?
Ngày nay, virus có thể lây lan bằng những thủ đoạn tinh vi theo nhiều hình thức khác nhau. Có 2 phương thức lây lan virus là qua mạng internet và qua thiết bị gắn vào máy tính.
Xem thêm: Những phần mềm thay đổi độ sáng, tương phản màn hình máy tính hiệu quả nhất
Virus lây lan qua thiết bị gắn ngoài
Virus có thể xâm nhập vào máy tính thông qua USB, điện thoại, các ổ cứng gắn ngoài. Khi những thiết bị này có virus thì máy tính cũng sẽ bị nhiễm virus nếu không có các phương pháp bảo vệ.
Virus lây lan qua mạng Internet
Đây được coi là một phương thức lây lan chính.
- Từ những quảng cáo trực tuyến
Nếu chỉ vì tò mò mà nhấp vào những quảng cáo chứa mã độc, thì nó có thể lây nhiễm virus vào máy tính của bạn. Những kẻ tấn công mạng chèn mã độc vào quảng cáo và đặt quảng cáo trên các trang web đáng tin cậy để dễ dụ người dùng click vào.
- Tải file hoặc phần mềm
Khi bạn tải các file trên mạng về máy tính, nếu file đó đã bị nhiễm virus thì khả năng cao sẽ lây sang máy tính của bạn.
- Trang web độc hại
Không click hay tải file trên những trang web bị cài đặt mã độc, đây có thể là hình thức lây nhiễm virus.
- Lây nhiễm qua email
Email là một phương tiện để liên lạc, trao đổi với nhau hàng ngày. Virus sẽ tìm toàn bộ email liên lạc trong danh sách và tự động gửi mail hàng loạt. Khi người dùng nhận được email và click vào các file đính kèm, link liên kết trong nội dung email thì virus sẽ lây lan nhanh chóng theo cấp số nhân.
Hãy cẩn thận với các file đính kèm trong email nhé, nếu nó được gửi đến từ địa chỉ lạ, không tin cậy thì hãy xóa nó ngay.
- Các link, file lừa đảo
Bạn có thể bắt gặp các link, file này ở bất cứ đâu trên internet, các ứng dụng trò chuyện, mạng xã hội.
- Virus lây qua lỗ hổng bảo mật, backdoor của hệ điều hành
Khi hệ điều hành của bạn có lỗ hổng bảo mật, các hacker sẽ dùng những thủ đoạn tinh vi để tiếp cận được với máy tính của bạn (thông qua các thiết bị gắn ngoài, các liên kết độc) mới có thể phát tán video.
- Virus lây qua Bluetooth, NFC
Khi bạn chia sẻ các dữ liệu, thông tin qua các kết nối không dây như bluetooth, NFC vô tình khiến máy bạn bị nhiễm virus. Vì thế, hãy tắt các kết nối này khi không sử dụng hoặc chỉ chia sẻ với những thiết bị mà bạn cảm thấy an toàn.
Cách nhận biết máy tính bị nhiễm virus
Qua quan sát, chúng tôi xin liệt kê một số dấu hiệu nhận biết máy tính bị nhiễm virus, bao gồm:
- Các popup xuất hiện thường xuyên với số lượng lớn.
- Trang chủ trình duyệt đột nhiên bị thay đổi và bạn không thể thay đổi lại như ban đầu.
- Máy tính bị spam email liên tục.
- Mật khẩu máy tính bị thay đổi một cách bất thường.
- Liên tục nhận được những thông báo, tin nhắn lạ.
- Máy tính chạy chậm, hoạt động không ổn định.
- Thường xuyên nhận được những cảnh báo giả.
- Ổ cứng nhanh chóng bị hết dung lượng.
- Hoạt động mạng tăng cao bất thường.
- Hệ điều hành bị lỗi.
Xem thêm: Thủ phạm “ẩn núp” khiến máy tính windows khởi động chậm
Các loại virus máy tính phổ biến hiện nay
Sự phát triển của internet chính là điều kiện cho các loại virus thích nghi và tiến hóa theo. Một số chủng loại virus máy tính phổ biến hiện nay bao gồm:
- Boot sector virus: là loại virus sẽ tấn công để kiểm soát máy của bạn khởi động hoặc boot. Nó chỉ có thể lây nhiễm thông qua các thiết bị cắm vào máy tính như USB.
- Web scripting virus: là một loại mã khai thác trình duyệt hoặc các website. Khi người dùng vô tình truy cập vào những web bị nhiễm, máy tính cũng có khả năng bị nhiễm theo.
- Browser hijacker: là loại virus này sẽ chiếm quyền điều khiển một phần chức năng của trình duyệt và điều hướng trình duyệt truy cập vào những website chúng muốn.
- Resident virus: loại virus này sẽ thường trú trong máy tính và hoạt động bất cứ khi nào mà nó muốn.
- Direct action virus: là loại virus chỉ hoạt động khi bạn kích hoạt vào chúng.
- Polymorphic virus: đây là một loại virus đa hình vô cùng nguy hiểm. Mỗi lần kích hoạt, chúng sẽ thay đổi mã để tránh bị những phần mềm diệt virus phát hiện.
- File infector virus: khi người dùng vô tình tải những tệp thực thi về từ internet, có thể sẽ chứa loại virus này. Khi kích hoạt, chúng sẽ tự hoạt động và xâm chiếm để thực hiện những hành động nhất định.
- Multipartite virus: là loại virus rất nguy hiểm, lây nhiễm trong phần mềm lẫn hệ thống khởi động của máy tính.
- Macro virus: loại này thường xuất hiện trong các email và tấn công máy tính khi bạn tải hoặc mở những tài liệu bị nhiễm.
Làm thế nào để ngăn chặn virus máy tính?
- Đóng băng hệ thống
Khi máy tính của bạn ở trong tình trạng đóng băng hệ thống thì tất cả các dữ liệu sẽ dữ nguyên hiện trạng. Hạn chế các thay đổi máy tính giúp máy khó bị nhiễm virus hơn. Hoặc nếu bị nhiễm cũng sẽ bị xóa ngay khi khởi động lại máy tính.
- Bật tường lửa
Hãy xác nhận rằng hệ thống tường lửa trên máy tính của bạn đã được bật. Đây được xem là một trong những công cụ giúp máy tính của bạn được bảo vệ trước những phần mềm độc hại.
Xem thêm: Bỏ túi 8 cách sửa lỗi máy tính không nhận diện USB
- Cài đặt các phần mềm chống virus
Cài đặt các phần mềm chống virus được xem là cách đơn giản nhất trong việc bảo vệ máy tính khỏi những tác động xấu. Chỉ với một vài thao tác đơn giản nhưng hiệu quả mà nó mang lại cực kỳ cao. Tuy nhiên, để các phần mềm diệt virus hoạt động tốt nhất bạn nên cập nhật thường xuyên.
Một số phần mềm chống virus máy tính hiệu quả nhất hiện nay:
– Avast Free Antivirus
– AVG Anti-virus Free Edition
– Bitdefender Antivirus Free Edition
– Kaspersky
– Sophos Home
– Avira Antivirus Edition
– Comodo Antivirus
– Panda Cloud Antivirus Free
– FortiClient
– MalwareBytes
- Giữ cho máy tính luôn được cập nhật
Thường xuyên cập nhật và update các phiên bản mới nhất của máy tính. Điều này có thể hạn chế được các loại virus tấn công.
- Định kỳ sao lưu dữ liệu
Hãy tập cho bản thân một thói quen sao lưu dữ liệu thường xuyên hoặc để dữ liệu quan trọng sang một nơi khác. Việc này giúp máy tính của bạn được đảm bảo an toàn và dễ dàng khắc phục khi máy tính bị nhiễm virus mà dữ liệu bị phá hủy hoàn toàn.
Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu virus là gì và có thể bảo vệ máy tính của mình không bị virus xâm nhập.